Suy giãn tĩnh mạch chân là một bệnh tiến triển thầm lặng. Có đến 65% bệnh nhân không hề biết mình mắc chứng suy giãn tĩnh mạch. Với lối sống ít vận đông và phụ thuốc nhiều vào điện thoại thông minh. Tỷ lệ người người trưởng thành tại Việt Nam mắc chứng suy giãn tĩnh mạch chân đã tăng đến mức báo động.
Oxy đóng vai trò rất quan trọng cho sự sống của các tế bào trong cơ thể. Tim có nhiệm vụ là bơm máu giàu oxy từ tim vào động mạch chủ. Nhiệm vụ chính của động mạch là đưa máu giàu oxy từ tim đi khắp cơ thể và tĩnh mạch có nhiệm vụ bơm máu nghèo oxy từ các mô trở lại tim.
Hoạt động của tĩnh mạch dựa trên cấu trúc phức tạp và mỏng manh của hệ thống van một chiều. Có nhiệm vụ kiểm soát sự lưu thông máu và giúp máu di chuyển ngược chiều trọng lực từ hai chân về tim.
Giải thích của ĐYS Nguyễn Thanh Toàn về bệnh Suy giãn tĩnh mạch chân. Gây Đau Nhức Chân trên VietFace TV.
Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân là tình trạng suy giảm chức năng đưa máu từ chân trở về tim qua hệ thống tĩnh mạch (tĩnh mạch nông, tĩnh mạch sâu và tĩnh mạch xuyên). Hậu quả là máu nghèo Oxy bị ứ đọng lại ở hai chân tạo ra những biến đổi về huyết động và biến dạng tổ chức mô xung quanh. Đây là nguyên nhân chính gây ra nhiều triệu chứng và biến chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân.
Nguyên nhân của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân:
- Tuổi tác: Giãn tĩnh mạch chịu sự ảnh hưởng của tuổi già. Do ở độ tuổi này hầu hết tĩnh mạch đã mất đi sự đàn hồi cần thiết. Các van tĩnh mạch hoạt động yếu hơn, gây ra sự trào ngược dòng máu thay vì chảy về tim và ứ đọng tại 1 vùng trên cơ thể. Làm cho thành tĩnh mạch bị viêm, giãn ra và phồng to để lưu thông gây ra bệnh giãn tĩnh mạch. Tĩnh mạch dần hằn lên da và trở nên dễ thấy do máu bị thiếu oxy. Khi bước sang tuổi 70, tỉ lệ người được chẩn đón mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch cao gấp 2 lần so với những người ở độ tuổi 40.
- Mang Thai: Khi mang thai, người mẹ sẽ chịu áp lực từ việc gia tăng thể tích máu để cung cấp cho thai nhi. Bệnh thường xuất hiện ở giai đoạn đầu của 3 tháng cuối thai kỳ. Thai nhi phát triển lớn cộng với việc thay dđổi hormone gây chèn ép tĩnh mạch vùng chậu làm khó khan cho máu từ chân về tim.
- Gene di truyền: Nếu trong gia đình có người thân bị suy giãn tĩnh mạch, tỉ lệ mắc bệnh sẽ là 50%. Thống kê thấy con cái gần như là tuyệt đối sẽ bị nếu cả cha lẫn mẹ đều chịu ảnh hưởng của bệnh suy giãn tĩnh mạch.
- Béo phì và thừa cân: làm tăng thể tích máu trong hệ tuần hoàn. Từ đó tăng áp lực cho tĩnh mạch ở chân làm cho những vết hằn của tĩnh mạch dần trở nên dày đặc hơn.
- Giới tính: Tỉ lệ nữ mắc bệnh cao gấp đôi nam giới. Do nữ mang thai, sinh đẻ nhiều lần và sự biến đổi hormone ở tuổi dậy thì và mãn kinh…
- Ít vận động: Hầu hết mắc phải bệnh này do việc giữ tư thế ngồi quá lâu hoặc đứng nhiều giờ liên tục gây nên cảm giác mệt mỏi bởi ít vận động. Do đó tĩnh mạch yếu đi và dần phát triển theo chiều hướng xấu. Nhưng cần chú ý bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch tránh không được tập thể dục quá mức. Vì điều này có thể thúc đẩy tình trạng viêm thêm ở các vùng tĩnh mạch bị giãn. Đặc biệt những bài tập có ảnh hưởng đến sức chịu đựng của chân.
- Chấn thương ở chân: Tĩnh mạch rất nhạy cảm và nó rất dễ bị ảnh hưởng. Việc xảy ra cú va chạm có thể làm van bị suy yếu và hư hỏng, sau đó máu bị rò rỉ về gây nên sự tích tụ máu trong cơ thể. Lượng máu ứ đọng này làm cho tĩnh mạch bị giãn nỡ và bị suy.
- Tác động từ nhiệt độ và ánh nắng mặt trời: Sức nóng làm máu được đưa tới gần làn da hơn để giúp bạn làm mát cơ thể. Đây là nguyên nhân gây ra lưu lương máu sản sinh nhiều hơn và ảnh hưởng đến tĩnh mạch. Gây đau đớn về mặt thể chất và tinh thần người bệnh. Bệnh nhân cần tránh phơi trực tiếp ánh nắng mặt trời. Tránh tiếp xúc với nhiệt độ nóng quá mức như: tắm bồn nước nóng. Sử dụng vòi sen nóng quá lâu, sử dụng túi chườm nhiệt độ…
Triệu chứng và những dấu hiệu nhận biết bệnh theo các cấp độ:
- Những cơn đau, mỏi âm ỉ vùng đùi và bắp chân (từ nhượng chân mặt, sau đầu gối, xuống bắp chân và bàn chân) do ngồi hoặc đứng quá lâu.
- Sự sưng tấy, phù chân và co giãn của tĩnh mạch.
- Chuột rút (vọp bẻ) và chứng rung chân, tê chân.
- Tĩnh mạch có nhiều màu xanh nhạt hoặc nhỏ li ti màu tím thẫm.
- Ngứa ở vùng xung quanh tĩnh mạch như khu vực da chân bị loét hặc đầu gối
- Di chuyển chân trở nên khó khăn hơn do cảm giác tức nặng chân, mỏi chân.
Theo phân loại của Hội Tĩnh mạch học Thế giới có 6 cấp độ của suy giãn tĩnh mạch:
– Cấp độ I: cảm giác nặng chân, tê chân.
– Cấp độ II: phù chân khi đi lại hay đứng nhiều.
– Cấp độ III: giãn và nổi tĩnh mạch ngoằn ngoèo trên bắp chân và đùi.
– Cấp độ IV: giãn tĩnh mạch và có thay đổi sắc tố da của chân: chân sạm màu.
– Cấp độ V: giãn tĩnh mạch và có những vết loét dinh dưỡng ở chân.
– Cấp độ VI: các vết loét dinh dưỡng này điều trị mãi vẫn không lành.
Những biến chứng có thể xảy ra do suy giãn tĩnh mạch chân:
Các biến chứng khác đó là tình trạng viêm tĩnh mạch đi kèm và hình thành cục máu đông trong lòng tĩnh mạch, nhất là ở các tĩnh mạch sâu, khi có điều kiện thuận lợi như thay đổi áp lực như: khi đi máy bay, ngồi quá lâu… cục máu đông sẽ theo tĩnh mạch chạy về tim và gây tắc động mạch phổi tạo nên tình trạng đột tử. Một số các biến chứng khác cũng hay gặp: phù chân và đau nhức chân làm bệnh nhân rất khó chịu, giảm đi chất lượng của cuộc sống.
Đông Y bào chế tại Mỹ đặc trị suy giãn tĩnh mạch:
REGULEGS – DƯỢC THẢO TOÀN CHÂN SỐ 5
ĐẶC TRỊ SUY GIÃN TĨNH MẠCH CHÂN
REGULEGS – Dược Thảo Toàn Chân chai số 5 – chuyên giúp cơ thể đối phó lại sự tê nhức chân, cảm giác đau nhức xương, đau nhức chân như bị kim châm hay kiến bò, đau nhức vì phù chân, cảm giác nặng chân – vọp bẻ (chuột rút), đau nhức chân về đêm gây mất ngủ kinh niên, phiền toái vì chân co giật khi ngủ.
Những triệu chứng đau nhức như trên là do suy nhược thần kinh ngoại biên (peripheral neuropathy). Suy nhược thần kinh chân vì bệnh tiểu đường (peripheral arteries). Và suy nhược mạch máu ngoại biên (peripheral arteries), viêm hoặc suy giãn tĩnh mạch chân.
Xin lưu ý, suy nhược mạch máu ngoại biên có thể ảnh hưởng đến sự tắt nghẽn mạch máu tim và mạch máu não. Suy nhược thần kinh ngoại biên cũng có thể là nguyên do chính gây ra đau nhức chân về đêm (Restless Leg Syndrome).
Dược Thảo Toàn Chân Chai số 5 được bào chế từ dược thảo thiên nhiên. Không có phản ứng phụ và an toàn cho quý vị cao niên. Hiệu quả rất nhanh.*
Thành phần chính: Bupleurum (Sài Hồ), Peony (Bạch Thược), Licorice (Cam Thảo), Cinnamomi Cassiae (Nhục Quế), Notoginseng (Tam Thất)
Cách dùng:
- Dùng 3 viên mỗi lần, 3 lần mỗi ngày, mỗi lần cách nhau ít nhất 2 giờ
- Hoặc dùng theo chỉ định của Bác Sĩ
- Đối với phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú, hỏi ý kiến Bác sĩ trước khi dùng
Quy cách đóng gói: Viên nang, 100 viên/1 chai
Sản xuất bởi: HERBAL FX – USA (DƯỢC THẢO TOÀN CHÂN – USA)
Giấy chứng nhận: tại đây
GTIN (Global Trade Item Number): 857587008055 Kiểm tra tại đây: https://gepir.gs1.org/index.php/search-by-gtin
Sản Phẩm do Đông y sĩ Nguyễn Thanh Toàn với nhiều năm kinh nghiệm đảm trách. Sản xuất tại USA, trong phân xưởng được kiểm soát bởi Cục Quản Lý Dược Phẩm Hoa Kỳ (U.S. Drug Enforcement Administration)
Các phương pháp điều trị can thiệp tĩnh mạch:
1. Chích xơ tĩnh mạch
2. Điều trị laser nội mạch
3. Can thiệp nội mạch bằng sóng cao tần (RFA)
4. Phẫu thuật bóc tách tĩnh mạch, loại bỏ hoặc cột thắt tĩnh mạch
Lưu ý: để thực hiện can thiệp tĩnh mạch nên phải có sự tư vấn của bác sỹ chuyên khoa và thực hiện ở các bệnh viện lớn. Phẫu thuật không phải là giải pháp duy nhất và nó nên được thực hiện như sự lựa chọn cuối cùng. Trước, trong và sau quá trình điều trị vẫn nên dùng thuốc để phục hồi cũng như phòng ngừa cho các tĩnh mạch khác.
10 CÁCH CẢI THIỆN BỆNH SUY GIÃN TĨNH MẠCH CHÂN (CHI DƯỚI):
- Giảm cân và chế độ ăn ít calo.
- Tập thể dục nhẹ nhàng.
- Giảm căng thẳng (stress).
- Bỏ hút thuốc.
- Các tư thế cần tránh: Không ngồi hoặc đứng trong thời gian dài hoặc đi lại liên tục mà không nghĩ ngơi. Khi ngồi cố gắng tránh tư thế bắt chéo chân. Hạn chế sử dụng kem chống nắng và phơi nắng. Không tắm hoặc ngâm mình trong nước nóng lâu, không xoa dầu nóng, cũng như không chườm nóng chân. Tránh ăn nhiều muối giúp giảm thiểu sự phình to trong tĩnh mạch.
- Nâng cao chân bất cứ khi nào có thể.
- Vớ áp lực.
- Thực hiện tiêu hóa tốt và cách uống vừa đủ nước.
- Quần áo rộng phù hợp.
- Chọn giày dép thích hợp.